Tóc xơ rối không vào nếp phải làm sao?

Những sợi tóc khô, giòn, chẻ ngọn và gãy rụng không bao giờ khiến cho bạn xinh đẹp hơn, bất kể là bạn tạo kiểu gì. Chưa kể, việc chăm sóc sai cách còn khiến tóc đã khô càng trở nên xơ rối hơn. Mặc dù bạn không thể phục hồi hoàn toàn mái tóc xơ rối không vào nếp, nhưng có thể hạn chế và phục hồi bằng các mẹo được hướng dẫn trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân khiến tóc xơ rối không vào nếp

Mái tóc vốn rất dễ bị tổn thương và xấu đi nhanh chóng nếu bạn không chăm sóc và bảo vệ thường xuyên. Đôi khi chính những thói quen sinh hoạt hằng ngày đã khiến cho mái tóc xơ rối không vào nếp, trông thiếu sức sống như các nguyên nhân dưới đây:

🔸 Chọn dầu gội đầu không phù hợp: Chọn sai dầu gội đầu có thể làm hỏng hoặc gãy tóc của bạn, nhưng loại dầu gội phù hợp có thể thay đổi diện mạo của mái tóc.

🔸 Gội đầu không đúng cách: Khi gội đầu bạn không vò/ kéo tóc, không nên cố gắng chà xát phần đuôi tóc quá nhiều vì không những không giúp tóc thơm mượt hơn mà điều này còn khiến cho ngọn tóc bị xơ rối và dễ gãy.

🔸 Sử dụng nhiệt độ cao và hóa chất quá nhiều: Các hóa chất làm tóc buộc phải thâm nhập vào lớp biểu bì của tóc và làm mất lớp lipid bảo vệ bên ngoài của tóc. Trong khi đó, tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi hình dạng sợi keratin của tóc, tóc yếu hơn, mất độ đàn hồi và dễ bị hư tổn hơn.

🔸 Không tỉa tóc thường xuyên: Phần đuôi tóc được xem là phần “tóc chết”, đồng thời chịu hậu quả nặng nề nhất sau những “trận chèn ép” do thay đổi kiểu tóc liên tục. Tất cả khiến cho phần ngọn của tóc nhanh chóng hư hại, tóc xơ rối và giòn gãy.

🔸 Không đội bao tóc khi đi bơi: Clo trong hồ bơi có đặc tính hút dầu tự nhiên trên tóc, nên khiến tóc nhanh trở nên khô ráp và hư tổn. Clo cũng có thể gây ra các phản ứng hóa học trên tóc, làm thay đổi màu sắc tự nhiên của tóc, làm yếu từng sợi tóc và gây ra chẻ ngọn.

🔸 Ăn uống không đủ dinh dưỡng: Trong nhiều trường hợp, tình trạng tóc xơ rối, rụng nhiều là dấu hiệu cảnh báo cho thấy sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất, điển hình là những chất như protein, sắt, vitamin nhóm B, canxi, kẽm, biotin, vitamin A, vitamin C, vitamin D3, omega-3, chất đạm… Sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến cả cấu trúc tóc và sự phát triển của tóc, đặc biệt là khiến sợi tóc yếu ớt, nhanh rụng hơn.

Một vài gợi ý phục hồi tóc xơ rối tại nhà

Tóc xơ rối không vào nếp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thiếu độ ẩm là thủ phạm chính. Vì vậy, bạn nên áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà để cung cấp độ ẩm cho tóc nếu không muốn tóc trở nên khô rối và dễ gãy. Dưới đây là các phương pháp phục hồi tại nhà khác nhau mà bạn có thể thử:

  • Sử dụng dầu oliu, dầu dừa, dầu jojoba, dầu hạnh nhân, dầu thầu dầu… Tất cả các loại dầu này đều giàu vitamin E và chất chống oxy hóa, giúp giữ ẩm cho lớp tóc bên ngoài hoặc lớp biểu bì, do đó giúp sửa chữa những hư tổn bên ngoài của sợi tóc. Bạn có thể xem thêm cách ủ tinh dầu cho tóc tại bài viết: Cách ủ dưỡng tóc bằng dầu dừa ngay tại nhà!
  • Đắp mặt nạ cho để giảm khô tóc bằng nguyên liệu thiên nhiên như quả bơ, mật ong, nha đam… Học cách đắp mặt nạ cho tóc “chuẩn” tại nhà.
  • Nên sử dụng áo gối bằng lụa hoặc satin để ngăn tóc mất độ ẩm. Ngược lại, gối ngủ có chất liệu là vải cotton sẽ hút hết độ ẩm trên tóc, gây ra ma sát mạnh trên tóc và có thể dẫn đến tóc xơ rối không vào nếp.
  • Ngoài ra, để ngăn tóc xơ xác bạn nên sử dụng khăn sợi nhỏ và mềm để làm khô tóc. Khăn bông thông thường có thể làm tóc bạn thô ráp và xoăn cứng tóc, trong khi khăn sợi nhỏ giúp loại bỏ nước thừa mà không làm bết tóc hoặc phá vỡ lớp biểu bì.
  • Đối với những người thường xuyên tạo kiểu tóc do tính chất công việc bắt buộc thì nên phục hồi mái tóc bằng các dưỡng chất chuyên biệt từ bên trong.

“Bỏ túi” mẹo để mái tóc xơ rối trở nên khỏe đẹp, suôn mượt

1. Không nên gội đầu mỗi ngày

Dầu gội được tạo ra để làm sạch da đầu và tóc. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều, dầu gội đầu có thể làm hư hại tóc của bạn. 

Nếu bạn thuộc da đầu dầu dễ kích ứng và số lượng tóc ít, có thể gội đầu cách ngày. Trong khi đó, người có mái tóc khô thì nên gội đầu 1-2 lần/ tuần, 2-3 lần/ tuần là tần suất hợp lý dành cho người có da đầu thường. Nên sử dụng nước lạnh khi gội đầu, bởi vì nước lạnh giúp “niêm phong” các lớp biểu bì và giảm mất độ ẩm của sợi tóc.

2. Massage da đầu trong lúc gội đầu

Hãy massage da đầu nhẹ nhàng theo chuyển động tròn hoặc bóp bằng đầu ngón tay để làm sạch da đầu. Động tác massage sẽ hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn tích tụ trên da đầu dễ dàng hơn. Thêm vào đó, sử dụng các kỹ thuật xoa bóp da đầu dưới vòi hoa sen có thể hỗ trợ giảm căng thẳng.

Bên cạnh đó, tác động từ việc massage là giúp kích thích các nang tóc và giúp loại bỏ các tế bào da chết trên da đầu. Trong quá trình làm sạch, bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng để dầu gội có thể thấm sâu vào da đầu. Bắt đầu xoa theo vòng tròn nhỏ ở thái dương, từ từ xoa theo hướng lên trên và tập trung vào phần chân tóc. Tiếp theo, di chuyển lên vùng gáy và xoa các đầu ngón tay theo chuyển động tròn rồi dùng ngón tay cái nhẹ nhàng kéo vùng da đầu lên.

3. Sử dụng dầu xả tóc sau khi gội

Để hoàn chỉnh quá trình gội đầu cho mái tóc khô xơ, yếu ớt bạn nên sử dụng dầu xả để cấp ẩm và làm mềm cho phần tóc này. Dầu xả giúp tái cấu trúc lớp biểu bì bằng một lớp phủ mỏng bảo vệ bên ngoài. Khi tóc tiếp xúc với môi trường, lớp biểu bì sẽ bị hư hại đầu tiên khiến cho sợi tóc khô cứng, mất độ bóng mượt. Lúc này, dầu xả sẽ lấp đầy những tổn thương đó và bao phủ tóc để hỗ trợ lớp biểu bì, ngăn không cho tóc xơ yếu nữa.

Lưu ý là dù dầu xả có thể giúp tóc mượt mà hơn, nhưng chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải. Đặc biệt, thoa dầu xả lên tóc ở bước cuối cùng của quá trình gội đầu sẽ giúp giữ được hiệu quả dưỡng tóc mềm mượt tốt hơn. 

4. Hạn chế sử dụng tác động nhiệt

Như bạn thường thấy, những người cho phép mái tóc tiếp xúc nhiều với các thiết bị phát ra nhiệt độ cao sẽ khó giữ được vẻ ngoài bóng mượt, thay vào đó là tóc khô giòn, tóc xơ rối rụng nhiều. Hầu hết các chuyên gia làm đẹp khuyên rằng không nên dùng nhiệt độ quá 210 độ trên tóc, vì nhiệt độ cao hơn có thể làm tan chảy chất sừng trên tóc của bạn. Ngoài ra, hãy hạn chế thời gian tiếp xúc dụng cụ nóng tiếp xúc với tóc của bạn và bạn cần phải phủ một lớp bảo vệ lên tóc trước khi cho tóc tiếp xúc với nhiệt.

5. Thường xuyên chăm sóc tóc

Ngày nay, các chuyên gia chăm sóc tóc đã chỉ ra tóc hư tổn, tóc xơ rối và dễ rụng là do tế bào mầm tóc suy yếu từ bên trong, khác với nhiều quan niệm cho rằng là do chọn sai dầu gội, gội đầu quá nhiều lần, không cắt tỉa tóc định kỳ… 

Bài viết liên quan

7 bước gội đầu đúng cách để tóc sạch mà không bị rụng

Gội đầu là một việc làm thiết yếu để làm sạch tóc và da đầu, nhưng làm thế nào để có được mái tóc khỏe mạnh hơn nhờ vào việc gội đầu đúng cách thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là 7 lời khuyên dành cho bạn để có được mái tóc sạch khỏe, mềm mượt khi gội đầu ngay tại nhà.

Vitamin B1 có tác dụng gì cho tóc? 4 cách sử dụng hiệu quả

Ngoài tác dụng chính là chuyển hóa chất bột đường thành năng lượng cho cơ thể, vitamin B1 còn được nhiều người tin tưởng áp dụng để dưỡng tóc. Vậy vitamin B1 có tác dụng gì cho tóc? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Các bước chăm sóc da body đúng cách cho làn da trắng mịn, khỏe đẹp

Sở hữu làn da cơ thể trắng sáng, khỏe mạnh là niềm ao ước của biết bao chị em phụ nữ. Vậy cần thực hiện các bước chăm sóc da body thế nào để có được làn da khỏe đẹp, hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Có nên tẩy da chết body không? Nên sử dụng loại nào?

Tẩy da chết cho body là một bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da toàn diện mà nhiều người vẫn thường quên lãng. Bạn có biết rằng việc tẩy da chết không chỉ giúp loại bỏ tế bào da chết mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo da mới, giúp da bạn trở nên mềm mại và mịn màng hơn? Hãy cùng The Cây khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!
Miễn phí vận chuyển

Trên toàn quốc

Hỗ trợ 24/7

0813.031.338

Thanh toán dễ dàng

Tiền mặt, chuyển khoản,...

return
1 đổi 1 nếu lỗi

Đổi trả dễ dàng